Nhà bán hàng được giảm giá ‘kịch sàn’ đến mức nào?

Nhà bán hàng được giảm giá ‘kịch sàn’ đến mức nào?

Thực hiện các chương trình giảm giá được giới kinh doanh xem là phương pháp hiệu quả nhằm kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ tăng doanh số, đặc biệt trong những giai đoạn mua sắm thấp điểm và giải phóng hàng tồn kho. Nhiều nhà bán hàng không ngại tung ra các “deal hời” hay “giá sốc kịch sàn” với mức giảm 50%, 70% hay thậm chí 100%. 

Tuy nhiên, theo Nghị định 81/2018 về hoạt động xúc tiến thương mại, mức giảm giá tối đa cho hàng hoá và dịch vụ là 50% giá trị mặt hàng đó ngay trước thời điểm khuyến mại. Mức giảm tối đa 100% chỉ áp dụng trong các chương trình khuyến mại tập trung. 

Chương trình khuyến mại tập trung bao gồm:

  • Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) tổ chức trong một khoảng thời gian xác định nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương. Mọi nhà bán hàng đều được quyền tham gia các chương trình này. 

  • 30 ngày trước mồng 1 Tết Âm lịch. 

  • Các đợt nghỉ lễ và Tết khác với thời gian khuyến mại không vượt qua thời gian nghỉ của các dịp, lễ Tết này. 

Hạn mức giảm giá tối đa không được áp dụng đối với thực phẩm tươi sống, hàng hoá thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước cũng như hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể. Trong trường hợp giảm giá vượt mức tối đa cho phép, nhà bán hàng có thể bị phạt 10-20 triệu đồng theo điều 33 Nghị định 98/2020

Nhà bán hàng thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng dưới 100 triệu đồng hoặc nhà bán hàng online qua website, sàn giao dịch thương mại điện tử không cần thực hiện thủ tục thông báo với Sở Công Thương.

Thực tế, có không ít nhà bán hàng nâng giá bán trước thời điểm khuyến mại lên để sau đó áp dụng mức giảm hấp dẫn nhằm vừa kích cầu tiêu dùng vừa duy trì doanh thu. Tuy nhiên, hành vi tăng giá bán hàng hóa dịch vụ cao hơn mức đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước là đi ngược nguyên tắc khuyến mại và có thể chịu phạt hành chính theo điều 13 Nghị định 109/2013. Mức phạt dao động từ 1-60 triệu đồng, tuỳ vào giá trị hàng hoá đã điều chỉnh giá. Bên cạnh đó, nhà bán hàng cũng phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi từ hành vi vi phạm.

Thực hiện các chương trình giảm giá được giới kinh doanh xem là phương pháp hiệu quả nhằm kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ tăng doanh số, đặc biệt trong những giai đoạn mua sắm thấp điểm và giải phóng hàng tồn kho. Nhiều nhà bán hàng không ngại tung ra các “deal hời” hay “giá sốc kịch sàn” với mức giảm 50%, 70% hay thậm chí 100%. 

Tuy nhiên, theo Nghị định 81/2018 về hoạt động xúc tiến thương mại, mức giảm giá tối đa cho hàng hoá và dịch vụ là 50% giá trị mặt hàng đó ngay trước thời điểm khuyến mại. Mức giảm tối đa 100% chỉ áp dụng trong các chương trình khuyến mại tập trung. 

Chương trình khuyến mại tập trung bao gồm:

  • Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) tổ chức trong một khoảng thời gian xác định nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương. Mọi nhà bán hàng đều được quyền tham gia các chương trình này. 

  • 30 ngày trước mồng 1 Tết Âm lịch. 

  • Các đợt nghỉ lễ và Tết khác với thời gian khuyến mại không vượt qua thời gian nghỉ của các dịp, lễ Tết này. 

Hạn mức giảm giá tối đa không được áp dụng đối với thực phẩm tươi sống, hàng hoá thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước cũng như hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể. Trong trường hợp giảm giá vượt mức tối đa cho phép, nhà bán hàng có thể bị phạt 10-20 triệu đồng theo điều 33 Nghị định 98/2020

Nhà bán hàng thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng dưới 100 triệu đồng hoặc nhà bán hàng online qua website, sàn giao dịch thương mại điện tử không cần thực hiện thủ tục thông báo với Sở Công Thương.

Thực tế, có không ít nhà bán hàng nâng giá bán trước thời điểm khuyến mại lên để sau đó áp dụng mức giảm hấp dẫn nhằm vừa kích cầu tiêu dùng vừa duy trì doanh thu. Tuy nhiên, hành vi tăng giá bán hàng hóa dịch vụ cao hơn mức đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước là đi ngược nguyên tắc khuyến mại và có thể chịu phạt hành chính theo điều 13 Nghị định 109/2013. Mức phạt dao động từ 1-60 triệu đồng, tuỳ vào giá trị hàng hoá đã điều chỉnh giá. Bên cạnh đó, nhà bán hàng cũng phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi từ hành vi vi phạm.

Bình luận